Kinh tế thế giới 2010: “Gió Đông thổi bạt gió Tây”?

Eurrozone đang đối mặt với hai cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi đồng tiền chung ra đời, Mỹ vẫn lao đao với tỷ lệ thất nghiệp gần 10% và trọng tâm kinh tế thế giới đang chuyển dịch về phía các nước đang trỗi dậy.

Năm 2007, khi toàn cảnh kinh tế thế giới còn rất tươi sáng và tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu đạt đỉnh cao 5%,  cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất đã bùng phát. Tiếp theo đó đến tháng 9/2008, thị trường tài chính lớn nhất thế giới Wall Street đã trải qua một trận đại hồng thủy với vụ phá sản của ngân hàng Lehman Brothers và từ đó đến nay thì cụm từ “khủng hoảng” gần như được gắn liền với các bài phân tích về kinh tế.

Năm nay, GDP toàn cầu đã tăng trở lại và tăng gần 4%, cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới trong 3 thập niên vừa qua (GDP toàn cầu tăng trung bình 3,5% trong giai đoạn 1980-2009). Nhưng khác hẳn với giai đoạn tiền khủng hoảng (trước 2008), động lực chính thúc đẩy con tàu kinh tế thế giới không còn là Mỹ, châu Âu hay hay Nhật Bản mà là các quốc gia đang trỗi dậy, đứng đầu là Trung Quốc và Brazil.

Với trên 2600 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, Trung Quốc dư thừa phương tiện để cứu nguy nhiều tập đoàn của châu Âu và Mỹ đang lâm nạn. Chỉ riêng đối với ngành công nghiệp xe hơi, năm nay, hai “con chim đầu đàn” của Âu-Mỹ là Volvo và Ford đều đã mở rộng cửa đón các nhà đầu tư Trung Quốc. Không những thế, Trung Quốc lại tung tiền mua công trái của Nhật Bản (trong 6 tháng đầu năm, Trung Quốc mua 15 tỷ euro công trái Nhật Bản) và vẫn tăng trưởng  xấp xỉ 10%. Trong lúc Mỹ và châu Âu đau đầu vì vấn đề nhập siêu, thì Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nội trong tháng 11 vừa qua, cán cân thương mại Trung Quốc thặng dư gần 23 tỷ USD.

Về phần “người khổng lồ của châu Mỹ Latinh”  Brazil, nền kinh tế đang vươn lên này tạo thêm 2,5 triệu việc làm trong 10 tháng đầu năm, một thành tích đáng ghen tị trong nhóm G20. Song song với thành quả kinh tế, Brazil còn là một trong những quốc gia hiếm có trên thế giới có thể tự hào là đã đưa 20 triệu dân ra khỏi cảnh bần cùng trong vỏn vẹn chưa đầy một thập niên.

Tại châu Âu, sau khi tuột dốc không phanh vào năm ngoái, để thất thoát hơn 5% GDP, kinh tế Đức năm nay đã lấy lại phong độ một cách hết sức ngoạn mục : GDP tăng 3,4% nhờ vào ngành xuất khẩu rất năng động bất chấp tỷ giá đồng euro bị coi là quá cao so với đồng đôla Mỹ và đồng yên Nhật Bản. Thế nhưng trong Liên minh châu Âu gồm 27 quốc gia, Đức và Ba Lan lại là những ngoại lệ.

Khối sử dụng đồng euro (Eurozone) trong năm nay đã phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng ở Hy Lạp, Ireland và đang tìm mọi cách ngăn chặn “vết dầu loang” Athenes và Dublin đến “những mắt xích yếm kém nhất trong khối” là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia.

Nhìn sang bên kia Đại Tây Dương, vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền” đã cướp đi đa số của đảng Dân chủ ở Hạ viện. Về mặt kỹ thuật, nước Mỹ đã thoát khỏi khủng hoảng và quay trở lại với con đường tăng trưởng, thế nhưng đó là một tỷ lệ tăng trưởng èo uột và nhất là không khai thông được bế tắc trên thị trường lao động.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa (California),  kinh tế Mỹ hồi phục quá chậm. Thất nghiệp xấp xỉ hai con số (9,8%). Trong số hơn 15 triệu người thất nghiệp,  có 6 triệu bị thất nghiệp trên 6 tháng. Đáng chú ý nhất, thành phần mất việc lại là người có chuyên môn và lợi tức hạng trung lưu, loại nhân viên cổ cồn áo trắng chứ không chỉ có công nhân áo xanh như trước đây. Nhà đất bị sụt giá vì nạn vỡ bong bóng. So với đỉnh cao năm 2006, giá trị nhà đất ở Mỹ đã  mất một phần tư. Đa số người Mỹ đều cảm thấy nghèo hơn.

Về tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt lãi suất tới số không và giữ nguyên ở đó đã tròn hai năm rồi. Đây là chuyện cực kỳ bất thường. Bất thường hơn nữa là Ngân hàng Trung ương còn in tiền, bơm bạc vào kinh tế
hai lần liền: lần trước là hơn 2.000 tỷ USD và lần thứ hai là thêm 600 tỷ trong tám tháng.

Về ngân sách thì chính quyền Mỹ đã hai lần bơm tiền kích thích (185 tỷ USD thời Tổng thống Bush và hơn 800 tỷ thời Tổng thống Obama), nhưng chưa có kết quả. Ngày 17/12, chính quyền Obama lại quyết định bơm thêm 858 tỷ USD trong vòng hai năm tới. Ngân sách năm 2010 đã bội chi 1.400 tỷ USD (gần 10% GDP) và sẽ còn bội chi hơn nữa. Chính phủ Mỹ phải đi vay, mặc dù đã nợ tới 87% tổng sản phẩm nội địa.

Khó khăn kinh tế đã dẫn đến hậu quả chính trị tai hại đối với Nhà Trắng. Trên trường quốc tế, tổng thống Obama cũng tỏ ra lép vế so với lãnh đạo Trung Quốc, và đã phải đấu dịu trong cuộc đọ sức với Bắc Kinh trong vấn đề tỷ giá tiền tệ.
 
Tuy nhiên, toàn cảnh kinh tế Mỹ không hoàn toàn u ám như một số người lầm tưởng. Nước Mỹ của ông Obama còn rất nhiều chủ bài trong tay. Chìa khóa lớn nhất mà hiếm nước nào có được chính là sức mua của các hộ gia đình. Các doanh nghiệp Mỹ đang có trong tay mấy nghìn tỷ USD nhưng chưa  dám bung ra làm ăn và tuyển dụng vì chưa yên tâm về chánh sách của nhà nước. Với quốc hội mới, tình hình sẽ khá hơn và kinh tế có hy vọng đạt mức tăng trưởng chừng 4% vào năm tới. Nhưng thất nghiệp thì chưa thể giảm ngay, phải 5 năm nữa thì may ra mới trở lại với tỷ lệ 5% thời tiền khủng hoảng.

Năm 2010 là năm kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục. Cho dù mới chỉ ở giai đoạn đầu, nhưng sự bình phục đó được coi là “chậm mà chắc”. Có điều, như nhận xét của phó giám đốc Marc Touati của Global Equities, ngày càng có nhiều nghi vấn xung quanh đồng tiền chung châu Âu. Khủng hoảng nợ ở  Hy Lạp, rồi Ireland đến những khó khăn chồng chất của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Italia và cũng không  Pháp…đang làm sứt mẻ uy tín của đồng euro.

Năm 2010 cũng là lần đầu tiên mà mọi người đặt câu hỏi về « tuổi thọ » của đồng euro. Điều làm giới đầu tư lo ngại là Khu vực đồng euro lâm vào bế tắc chính trị. Hồi đầu năm, Hy Lạp lâm vào cảnh “dầu sôi, lửa bỏng”, sang Thu thì đến lượt Ireland có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Nhưng 16 nước thành viên Eurozone nói riêng và 27 nước Liên minh châu Âu lại đang bị chia rẽ sâu sắc.

Trong khi đó, Mỹ đang bước sang một mô hình phát triển mới, một mô hình trưởng không nhất thiết tạo thêm công việc làm. Mặt khác, nước Mỹ cũng cần phải hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị công nghiệp tránh để bị các nền công nghiệp còn "non trẻ" và năng động như Brazil hay Trung Quốc qua mặt.

(tamnhin)

Tin mới hơn
  • Lạm phát giảm, châu Á vẫn phải lo
  • Năm nay, suy thoái sẽ trở lại châu Âu
  • Những sự kiện chao đảo tài chính TG năm 2011
  • Nhìn lại một năm biến động của kinh tế thế giới
  • Tại sao châu Âu thất bại với đồng euro?
  • “Vận mệnh” kinh tế thế giới 2012 theo... phong thủy
  • Ai đang 'tống tiền' châu Âu?
  • 10 nền kinh tế sẽ thống trị thương mại thế giới năm 2050
  • Tín dụng “đen” đe dọa kinh tế Trung Quốc
  • S&P cảnh báo hạ xếp hạng cao nhất của Pháp
  • Thái Lan: Lụt lớn chủ yếu do người
  • Kinh tế Trung Quốc lại gây thất vọng
  • Kinh tế thế giới vẫn như “đèn dầu hiu hắt”
  • Trung Quốc có "cam kết bí mật" đối với Eurozone
  • Lạm phát tháng 9 tại Mỹ có thể chậm lại
Tin cũ hơn
  • Trung - Mỹ lại “nóng” chuyện tỷ giá
  • Kinh tế 24h qua: Chạy đua vay nợ
  • Ấn Độ ngày càng thu hút đầu tư Nhật Bản
  • Hàn Quốc mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%
  • Ba trọng bệnh của kinh tế châu Âu
  • Kinh tế 24h qua: Nguy cơ với FDI
  • Hàn Quốc: lên kế hoạch bảo vệ thị trường tài chính
  • Khủng hoảng nợ buộc Liên minh châu Âu phải cải tổ
  • Robert Mundel: Kinh tế Mỹ tăng trưởng không quá 2% trong năm 2011
  • Kinh tế thế giới: E7 vượt G7 vào năm 2020?
  • Tìm lại giấc mơ mang tên: nước Mỹ
  • Năm 2010: Hoạt động M&A sôi động trên toàn cầu
  • Châu Á và nỗi ám ảnh khủng hoảng
  • “Nóng” và “lạnh” của kinh tế thế giới năm 2011
  • Năm 2011: Kinh tế Mỹ sẽ hồi phục mạnh hơn
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn